RA MẮT HỆ THỐNG NHÀ PHÂN PHỐI LYSAGHT BUILDER – GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN TRONG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP
Trong bối cảnh kinh tế – chính trị thế giới đang biến động, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam nhận định vẫn có nhiều điểm sáng tích cực cho Việt Nam, đặc biệt là ngành xây dựng. Nắm bắt cơ hội này, NS BlueScope Lysaght Việt Nam đã cùng 10 đơn vị nhà thầu lắp đặt và xây dựng phát triển hệ thống nhà phân phối Lysaght Builder nhằm nâng cao chất lượng công trình và trải nghiệm của khách hàng.
Đây là dịch vụ theo định hướng mở rộng tích hợp với tiêu chuẩn quốc tế từ BlueScope Lysaght. Với Lysaght Builder, khách hàng hoàn toàn yên tâm với sản phẩm chất lượng cao, giải pháp tư vấn trọn gói, thi công tiêu chuẩn quốc tế và hậu mãi toàn diện về sản phẩm lẫn dịch vụ lắp đặt từ các đối tác uy tín trong ngành xây dựng.
Lysaght Builder: Giải pháp toàn diện giải quyết “điểm đau” của thị trường
Theo ghi nhận từ thực tế thị trường, quy trình thi công là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nhà xưởng công nghiệp. Nếu không quản lý đồng bộ giữa các hạng mục, kiểm soát chất lượng xuyên suốt và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, sẽ có thể dẫn đến những điều chỉnh phát sinh dài hạn về sau, làm ảnh hưởng đến vận hành.
Qua ba thập kỷ quan sát nhịp đập thị trường, BlueScope Lysaght thấu hiểu những thách thức mà khách hàng – các chủ đầu tư hay tổng thầu xây dựng gặp phải trong việc đảm bảo chất lượng thi công đồng bộ cũng như tối ưu hóa quy trình từ sản phẩm, dịch vụ đến hậu mãi.
Lysaght Builder ra đời như một giải pháp toàn diện giúp khách hàng có định hướng đúng ngay từ đầu, kết hợp giữa giải pháp cao cấp của BlueScope Lysaght và hệ thống đối tác thi công chuyên nghiệp được tuyển chọn kỹ lưỡng. Mô hình này không chỉ giúp tối ưu tiến độ, chi phí, và chất lượng công trình mà còn mang đến sự an tâm dài hạn với cơ chế bảo hành và bảo trì chặt chẽ xuyên suốt.
Ông Trương Hoàng Thanh, Tổng Giám Đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho biết: “Một sản phẩm tốt chỉ thực sự phát huy giá trị khi đi cùng giải pháp thi công chất lượng. Với Lysaght Builder, chúng tôi mang đến mô hình toàn diện (All-in-One) tích hợp sản phẩm và dịch vụ, giúp khách hàng an tâm, tối ưu suất đầu tư về công trình của mình. Đây là bước tiến chiến lược, nâng tầm trải nghiệm toàn diện, góp phần giải quyết nỗi đau cho thị trường xây dựng và mang đến lợi ích vượt trội cho cả chủ đầu tư, tổng thầu và đối tác Lysaght Builder.”
Trên cơ sở hợp tác, Lysaght Builder mang đến mô hình tổng thể, bộ quy chuẩn kiểm định chất lượng (QC), kết nối xuyên suốt từ tư vấn, cung ứng vật liệu thép đến thi công lắp đặt và hậu mãi theo tiêu chuẩn của BlueScope Lysaght.
Lysaght Builder: Tối ưu hiệu quả xây dựng công nghiệp với mạng lưới đối tác chuyên nghiệp
Tiến sĩ Kinh tế, Trần Du Lịch chia sẻ bức tranh thế giới hiện nay là cơ hội mang tính bước ngoặt cho Việt Nam vươn lên trở thành nước phát triển trong 10 năm tới. Đặc biệt, xây dựng công nghiệp và hạ tầng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ theo mục tiêu biến Việt Nam thành “Đại công trường” của thế giới.
Cơ hội vàng là vậy nhưng chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng Việt Nam cũng cần được nâng cao để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy chuẩn nhà xưởng quốc tế. Hơn cả một dịch vụ, Lysaght Builder kiến tạo hệ sinh thái nhà thầu chuyên nghiệp, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế từ tập đoàn. Sự chọn lọc đối tác chặt chẽ, dựa trên uy tín, năng lực và khả năng cam kết tiến độ, giúp xây dựng một liên minh mạnh mẽ giữa doanh nghiệp quốc tế và địa phương.
Lysaght Builder mang đến giải pháp thi công hiệu quả và đồng bộ, giúp chủ đầu tư an tâm với dịch vụ toàn diện, chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả dài hạn cho dự án, nhờ vào:
Dịch vụ lắp đặt trọn gói đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật của Lysaght.
Dịch vụ vận chuyển, cán tôn tại công trường và giao nhận linh hoạt.
Cam kết bảo hành chống dột đến 10 năm, cùng chính sách bảo trì dài hạn.
Hệ thống nhà phân phối Lysaght Builder hiện có sự đồng hành của 10 đối tác:
NHÀ MÁY NS BLUESCOPE LYSAGHT VIỆT NAM TẠI BIÊN HÒA ĐẠT GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nhà máy của NS BlueScope Lysaght Việt Nam tại Biên Hòa, Đồng Nai đã được cấp Giấy phép Môi trường từ Ban quản lý KCN Đồng Nai vào ngày 31 tháng 12 năm 2024, góp phần khẳng định cam kết của Lysaght Việt Nam trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt và phát triển bền vững.
Vui lòng tham khảo tài liệu bên dưới để biết thêm thông tin.
ỨNG DỤNG ESG VÀO XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG LÀ CẦN THIẾT
Theo các chuyên gia, thực hành ESG có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính ưu tiên và dễ dàng thâm nhập thị trường. Đây cũng là công cụ xây dựng thương hiệu bền vững cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phát triển bền vững gắn với thực hành ESG (Môi trường, xã hội và quản trị), tiến hóa từ khái niệm CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp), là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và được nhắc đến ngày một nhiều hơn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế đang có sự nhầm lẫn trong việc truyền thông các hoạt động thiện nguyện, marketing sản phẩm và CSR. Đây là thông tin được chia sẻ tại buổi giao lưu giữa các thành viên Câu lạc bộ Kiến tạo thương hiệu về chủ đề Ứng dụng ESG vào xây dựng chiến lược thương hiệu bền vững diễn ra ngày 26-7.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, chuyên gia tư vấn chiến lược cao cấp, Chủ tịch MVV Group, cho biết các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp là sự đồng cảm, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn mà doanh nghiệp cho rằng cần giúp đỡ. Trên nguyên tắc khi thực hiện sẽ không được truyền thông. Nguyên nhân là việc dùng hình ảnh những người yếu thế, người gặp hoàn cảnh khó khăn để quảng bá tên tuổi doanh nghiệp sẽ gây phản cảm với cộng đồng.
Với hoạt động marketing dựa trên các vấn đề xã hội, đó là hoạt động quảng bá rộng rãi các sản phẩm của doanh nghiệp đến với cộng đồng. Trong khi đó, CSR là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần được truyền thông vào bên trong từng đơn vị.
Buổi giao lưu giữa các thành viên Câu lạc bộ Kiến tạo thương hiệu về chủ đề Ứng dụng ESG vào xây dựng chiến lược thương hiệu bền vững diễn ra ngày 26-7. Ảnh: Minh Anh
Ông Sơn phân tích, để làm ra của cải vật chất, doanh nghiệp sử dụng dùng nguồn lực của đơn vị nhưng đồng thời cũng dùng nguồn lực của chung xã hội. Do đó, doanh nghiệp có hai trách nhiệm, đó là phải tiết kiệm và bù đắp lại nguồn lực chung đã sử dụng.
“Khi xây dựng thương hiệu từ thực hành ESG, tiến hóa từ khái niệm CSR, điều đầu tiên, doanh nghiệp cần nhìn nhận đây không phải việc làm vì thích mà điều đó đúng đắn, cần thiết cho xã hội và chính doanh nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều cách thức biến ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp”, Chủ tịch MVV Group chia sẻ.
Đồng quan điểm, bà Ngô Phi Phụng, Giám đốc Công ty tư vấn Metta Marketing, cho rằng ESG có các tiêu chuẩn cụ thể hơn CSR. Đáng chú ý, nếu doanh nghiệp thực hành ESG chỉ vì nghĩa vụ sẽ không có tác động, hiệu quả gì đáng kể.
“Khi chúng ta làm việc bằng trái tim, ý định tốt thật sự thì mới mang đến cảm xúc cho đối tác, khách hàng và quyết định mua hàng của phần lớn người tiêu dùng đến từ cảm xúc. Do đó, khi đánh được vào cảm xúc khách hàng thì mới mang đến những kết quả bền vững”, Giám đốc Công ty tư vấn Metta Marketing nêu quan điểm.
Theo ông Sơn, ESG có thể giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tối ưu hóa hoạt động, nhờ đó có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính ưu tiên, đồng thời giúp doanh nghiệp có được lợi thế xuất hàng ra nước ngoài như một công cụ thâm nhập thị trường.
“Nếu doanh nghiệp nhận thấy các lợi ích này của ESG thì nó sẽ bền vững”, ông Nguyễn Thanh Sơn nói.
Vậy, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp xây dựng thông điệp hoạt động ESG và truyền thông ra bên ngoài như thế nào để không bị gọi là “tẩy xanh” thương hiệu?
Chia sẻ về điều này, bà Trần Thị Liễu Vinh, phụ trách phát triển bền vững Công ty CP Xây dựng Coteccons, cho biết: “Quan điểm thực hành ESG của doanh nghiệp là làm thật nói thật, cái gì sai sẽ sửa sai”.
Theo bà Vinh, để lan tỏa ra các thông điệp ESG ngoài, trước tiên, phải truyền thông nội bộ để tất cả nhân sự phải hiểu và biết về các hoạt động ESG của đơn vị và quan trọng là biết nội lực của doanh nghiệp như thế nào.
Ở góc độ chuyên gia tư vấn, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết xây dựng văn hóa ESG trong doanh nghiệp là cần thiết, đó là công cụ phát triển thương hiệu. ESG là việc thực hành thường xuyên, do đó, khi truyền thông phải cho đối tượng liên quan hiểu là doanh nghiệp đang trong trong quá trình thực hiện. Đồng thời cần ưu tiên hoạt động truyền thông cho cộng đồng gần gũi như nhân viên, đối tác, khách hàng.
“Việc hỗ trợ họ xây dựng và thực hành tiêu chuẩn ESG là điều dễ tạo ra sự ảnh hưởng và được công nhận”, Ông Nguyễn Thanh Sơn, chuyên gia tư vấn chiến lược cao cấp nhấn mạnh.
Câu lạc bộ Kiến tạo Thương hiệu được thành lập vào tháng 12-2023. Mục tiêu hoạt động của câu lạc bộ là kết nối, chia sẻ và khơi nguồn sáng tạo cho các doanh nhân nhằm kiến tạo thương hiệu thông qua việc thực hành ESG, phát triển bền vững một cách kiên định và có đạo đức. Qua đó, các doanh nhân có thể cùng nhau định hình lại quan điểm về thương hiệu Việt trong mắt người tiêu dùng và vun đắp nên những giá trị đích thực, khác biệt cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.
Câu lạc bộ Kiến tạo thương hiệu trực thuộc Câu lạc bộ Saigon Times (Saigon Times Club) kỳ vọng trở thành điểm đến quan trọng cho các thành viên cùng nhau học hỏi và phát triển trên con đường thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu và doanh nghiệp.
(Theo: thesaigontimes.vn)
NS BLUESCOPE VIỆT NAM CHUNG TAY NÂNG TẦM KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP QUA GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024
Ngày 06/05/2024, tại TP.HCM, Công ty NS BlueScope Việt Nam và Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM đã hợp tác phát động Giải thưởng Kiến trúc Công Nghiệp lấy cảm hứng nghệ thuật thiết kế từ vẻ đẹp các công trình công nghiệp hướng đến phát triển bền vững.
Việc cộng hưởng giữa BlueScope với kinh nghiệm thực tiễn từ các vật liệu và giải pháp thép hàng đầu thế giới; và Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM – là cơ sở giáo dục có bề dày lịch sử và nhiều thành tích trong công tác đào tạo ở lĩnh vực Kiến trúc không chỉ ở khu vực phía Nam mà còn trên cả nước; hứa hẹn tạo một sân chơi sáng tạo, đột phá, làm phong phú thêm cho ngành kiến trúc công nghiệp.
Đại diện Công ty NS BlueScope Việt Nam và Hội đồng đánh giá Giải thưởng Kiến trúc công nghiệp 2024
Đây cũng là nơi chia sẻ kiến thức, đam mê qua các công trình công nghiệp đẹp, tiêu biểu ứng dụng vật liệu thép có độ bền và tính thẩm mỹ cao; vinh danh các dự án công nghiệp có kiến trúc ứng dụng thép tiêu biểu tại Việt Nam là các dự án xây dựng đã hoàn thành có sử dụng vật liệu và giải pháp BlueScope. Cuộc thi cũng nhằm tìm kiếm đại sứ dẫn dắt và truyền cảm hứng nghệ thuật thiết kế công trình công nghiệp hướng đến phát triển bền vững.
Theo Ban Tổ Chức, Giải thưởng sẽ được trao cho công ty tư vấn thiết kế có công trình công nghiệp đã hoàn tất xây dựng tại Việt Nam, có ứng dụng vật liệu tôn COLORBOND®, ZINCALUME®, được sự chấp thuận của chủ đầu tư khi mang tác phẩm công trình dự thi. Thang điểm đánh giá sẽ dựa trên 3 tiêu chí: Thiết kế độc đáo ấn tượng, sáng tạo, hiện đại, có tính nhân văn sẽ chiếm tỉ trọng 50% thang điểm; tác phẩm có sáng kiến ứng dụng vật liệu thép thể hiện bản sắc thiết kế, công năng công trình sẽ đạt 30%; còn lại 20% điểm sẽ dành cho tiêu chí bền vững, hướng đến các công trình xanh thân thiện với môi trường và giúp tối ưu chi phí đầu tư, hiệu quả, mang nhiều lợi ích kinh tế xã hội.
Ban tổ chức sẽ nhận bài dự thi từ tháng 05 đến hết 16/08/2024. Công bố trao giải trong tháng 09/2024. Các ứng viên có thể tham gia nhiều bài dự thi, không hạn chế số lượng tác phẩm tham gia.
9 vị giám khảo là các giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư, giám đốc, cố vấn, chuyên gia,… uy tín hàng đầu đến từ BlueScope, trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM, Hội Kiến trúc sư TP.HCM, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM và đơn vị chuyên tư vấn công trình xanh sẽ tiến hành chấm và chọn ra 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba vinh danh công trình công nghiệp đẹp tiêu biểu và 1 giải Đặc Biệt vinh danh công trình công nghiệp đẹp tiêu biểu có quá trình sử dụng lâu dài (trước năm 2014). Tổng giá trị hiện vật trao thưởng toàn giải đến hơn 200.000.000 VND.
Ông Đặng Thanh Hùng, Phó Tổng Giám Đốc NS BlueScope Việt Nam chia sẻ: NS BlueScope Việt Nam đã có hơn 30 năm để khẳng định Thương hiệu về sự dẫn đầu R&D. Với phân khúc công nghiệp, chúng tôi đã có nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng tôn COLORBOND® với công nghệ mạ AM – ACTIVATE™ ma trận bốn lớp chống ăn mòn vượt trội, tạo vẻ đẹp bền vững cho công trình. Chúng tôi muốn lan tỏa tinh thần thép, sức sáng tạo vì sự phát triển bền vững của công nghiệp Việt Nam đón làn sóng FDI quốc tế. Chúng tôi phát động giải thưởng công nghiệp nhằm khơi nguồn tính duy mỹ trong thiết kế, dẫn dắt sự lựa chọn vật liệu xanh, thương hiệu xanh, kế thừa & phát huy các tiêu chuẩn chất lượng công trình quốc tế.
Có thể nói, đây là sân chơi thiết kế công nghiệp huy động nguồn lực lớn nhất khu vực, mở rộng trên phạm vi cả nước, là đấu trường bệ phóng cho các đơn vị tư vấn thiết kế vươn tầm khu vực và quốc tế.
TS.KTS Trương Thanh Hải phát biểu tại sự kiện công bố Giải thưởng Kiến Trúc Công Nghiệp 2024
Đồng hành cùng cuộc thi, TS. KTS Trương Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM, nhận định: Công ty BlueScope đã có ý tưởng mang tính tiên phong, đúng thời điểm và phù hợp với xu thế. Chúng tôi rất vui được đồng hành với những nỗ lực chung tay, góp phần cho sự phát triển của môi trường, cộng đồng và nâng cao chuyên môn cho đội ngũ thiết kế xây dựng theo hướng kiến trúc xanh. Các tác phẩm dự thi sắp tới là các công trình công nghiệp đã hoàn thành, đáp ứng tốt các tiêu chí về công trình xanh; hứa hẹn khuyến khích giới chuyên môn vừa thể hiện đam mê sáng tạo, vừa minh chứng cho năng lực chuyên môn tiên tiến, hướng đến các yếu tố hoàn mỹ, bền vững một cách toàn diện trong tư duy thiết kế.
Đại diện Việt Nam thắng giải sẽ được chọn tham dự giải Đông Nam Á dự kiến tại Malaysia vào tháng 11/2024. Đây là cơ hội đào tạo bởi chuyên gia cấp cao đầu ngành, mở rộng quan hệ kết nối xuyên Á trong ngành kiến trúc công nghiệp, mở đường trở thành nhân vật truyền cảm hứng cho mảng kiến trúc công nghiệp quốc tế.
NS BLUESCOPE – DOANH NGHIỆP TIÊN PHONG TẠI VIỆT NAM SẢN XUẤT THÉP CÓ TRÁCH NHIỆM
Vừa qua, NS BlueScope Việt Nam trở thành doanh nghiệp đầu tiên của ngành thép Việt được chứng nhận ResponsibleSteel™, đồng thời cũng là Công ty đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ ba trên toàn cầu của Tập đoàn nhận được chứng nhận này. Điều gì đã giúp doanh nghiệp này chinh phục được một chứng nhận khắt khe đến vậy?
Nhà máy NS BlueScope Việt Nam tại Phú Mỹ là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam và nhà máy thứ ba trên toàn cầu đạt chứng nhận sản xuất thép có trách nhiệm.
ResponsibleSteel™ – Sân chơi “toàn cầu” cho ngành thép
Trong các ngành sản xuất, ngành thép là một ngành dựa rất nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và tác động lớn đến môi trường, từ quá trình sản xuất, gia công cho đến công đoạn hoàn thiện thành phẩm. Và đây cũng là một trong những ngành được đánh giá là “khó” để tuân thủ theo các tiêu chuẩn về sản xuất có trách nhiệm.
Trong bối cảnh đó, tổ chức ResponsibleSteel™ với thành viên hội đồng đánh giá gồm các chuyên gia về thép, xã hội và môi trường đã đưa ra một bộ tiêu chí hiệu quả trong việc đánh giá mức độ tuân thủ của nhà sản xuất theo các tiêu chí về ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Đây là một tiêu chuẩn được thiết kế để hỗ trợ ngành thép tiến tới phát thải ròng bằng không trên phạm vi toàn cầu. Để được cấp chứng nhận này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ hơn 370 tiêu chí cụ thể với bộ đánh giá rất khắt khe, trải đều cho cả ba lĩnh vực môi trường, xã hội và quản trị như biến đổi khí hậu, khí thải, quản lý nước, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn và quyền cho người lao động, quan hệ với cộng đồng địa phương, hệ thống quản trị ESG…
“ResponsibleSteel™ khác biệt bởi đây là một ngôn ngữ chung mang tính toàn cầu cho toàn chuỗi cung ứng của ngành thép, là những gì thực hành tốt nhất và doanh nghiệp chỉ cần “chuyển thể” ngôn ngữ này vào hoạt động của mình. ResponsibleSteel™ không chỉ là một bộ tiêu chí mà còn là một lộ trình, giúp doanh nghiệp có được những chỉ dẫn rõ ràng để sản xuất thép có trách nhiệm,” bà Annie Heaton, CEO của Responsible Steel chia sẻ thêm về chứng nhận này.
ResponsibleSteel™ là một ngôn ngữ toàn cầu để doanh nghiệp chuyển thể vào hoạt động của mình.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2019 đến nay, đã có rất nhiều tên tuổi lớn trong ngành thép ứng dụng bộ tiêu chuẩn này làm “kim chỉ nam” cho hoạt động sản xuất bền vững của mình. “ResponsibleSteel™ đang là tiếng nói chung của hơn 150 doanh nghiệp thành viên. Đã có 79 nhà máy được chúng tôi chứng nhận, ước tính chiếm 6,5% sản lượng của toàn ngành thép trên thế giới với một lực lượng 225.000 người lao động đang thực hành sản xuất thép có trách nhiệm,” bà Annie cho biết thêm.
Doanh nghiệp sản xuất thép có trách nhiệm đầu tiên
NS BlueScope Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành thép Việt Nam được cấp chứng nhận ResponsibleSteel™. “Có thể nói, với NS BlueScope Việt Nam, chúng tôi có một thuận lợi là Công ty đã chuẩn bị kỹ càng cho việc phát triển bền vững ngay cả trước khi quyết định tham gia chứng nhận này. Sản xuất có trách nhiệm được chúng tôi tích hợp trong hoạt động của Công ty như một yếu tố tất yếu trong hành trình dài hơi tiến tới phát triển bền vững, với sự nỗ lực của tất cả nhân viên Công ty,” ông Trương Anh Hải – Phó Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam chia sẻ về động lực khiến Công ty đến với ResponsibleSteel™.
Hiện nay, Tập đoàn BlueScope có hai nhà máy tại Úc đạt được chứng nhận ResponsibleSteel™ và nhà máy NS BlueScope Việt Nam tại Phú Mỹ là nhà máy thứ ba trên toàn cầu của Tập đoàn được nhận chứng nhận uy tín này.
“Chúng tôi có lộ trình giảm phát thải carbon từ rất sớm, theo con đường chung là ESG. Mục tiêu chúng tôi đặt ra là năm 2030 sẽ giảm 30% phát thải carbon trên một đơn vị sản phẩm”, ông Hải tiết lộ về mục tiêu “lớn” của Công ty.
“ResponsibleSteel™ là một bộ tiêu chí đầy thách thức với bất kỳ doanh nghiệp ngành thép nào. Trong đó, tôi đánh giá có những tiêu chí cần sự nỗ lực rất lớn để đáp ứng, ví dụ như các tiêu chí về phát thải CO2, đầu tư vào bảo tồn nguồn tài nguyên, xử lý nước thải, các tiêu chí về đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động, kể cả các tiêu chí về nhân quyền, đạo đức kinh doanh cũng như cách doanh nghiệp tương tác với cộng đồng địa phương,” ông Hải chia sẻ thêm về những thách thức khi xin cấp chứng nhận này.
Trên thực tế, quá trình đánh giá của ResponsibleSteel™ có thể mất từ một đến hai năm, trong đó bao gồm cả việc xác minh thực địa tại cơ sở sản xuất do tổ chức đánh giá độc lập (BSI) tiến hành. “Nhà máy của Tập đoàn tại Úc, do vị trí đặc thù cạnh bờ biển nên cần tới hai năm để xin được cấp chứng nhận này, để chứng minh đáp ứng các tiêu chí về đa dạng sinh học. Với NS BlueScope Việt Nam, thời gian đánh giá thực địa này ngắn hơn,” ông Hải cho biết.
“Việc xác minh thực địa không chỉ đơn thuần là đánh dấu chọn đạt hay không, mà yêu cầu khắt khe và phức tạp hơn nhiều. Chúng tôi chúc mừng NS BlueScope Việt Nam khi chỉ có 2-3 điểm còn thiếu. Đây là một con số đáng tự hào và cũng là lộ trình để chúng ta hướng đến trong kỳ xác minh thực địa tiếp theo,” bà Annie nhận định.
Hạt nhân lan tỏa cho toàn chuỗi cung ứng
Có câu châm ngôn, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Cũng có câu nói trên đời này đường không có sẵn, người ta đi mãi thì thành đường thôi. ResponsibleSteel™ là một con đường không hề bằng phẳng, và nếu không có sự cam kết, ủng hộ từ người đứng đầu doanh nghiệp, rất khó để vượt qua mọi chông gai trên hành trình đó. “Đây cũng là tâm thế của chúng tôi khi quyết định chọn ResponsibleSteel™ làm “kim chỉ nam” cho hoạt động sản xuất bền vững của mình,” ông Hải khẳng định.
Chúng tôi mong rằng kinh nghiệm triển khai của mình sẽ là động lực để doanh nghiệp ngành thép tiếp bước trong hành trình tiến tới phát triển bền vững.
“Chúng tôi mong muốn trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành thép bởi lẽ tác động sẽ rất nhỏ bé nếu chỉ mình NS BlueScope Việt Nam thực hành sản xuất thép có trách nhiệm. Chúng tôi mong muốn chứng minh cho cộng đồng doanh nghiệp thấy chúng ta có thể làm được việc sản xuất thép bền vững, dù cho việc đó vô cùng khó khăn. Nếu chúng ta đủ quyết tâm, chúng ta không chỉ làm được, mà còn làm tốt và thậm chí là làm theo đúng tiêu chuẩn cao của toàn cầu. Chúng tôi mong rằng kinh nghiệm triển khai thành công của mình sẽ là nguồn động lực để các doanh nghiệp ngành thép tiếp bước trong hành trình tiến tới phát triển bền vững,” ông Hải nhấn mạnh thêm.
Đây cũng là những điều CEO Responsible Steel mong muốn NS BlueScope Việt Nam sẽ thực hiện khi nhận được chứng nhận này, để xây dựng một chuỗi cung ứng thép bền vững.
NS BLUESCOPE VIỆT NAM – NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐẠT CHỨNG NHẬN ResponsibleSteel™
Vừa qua, nhà máy NS BlueScope Việt Nam tại Phú Mỹ đã nhận được chứng nhận ResponsibleSteel™, trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành thép tại Việt Nam và nhà máy thép mạ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận này. Đây cũng là nhà máy thứ 3 trên toàn cầu của Tập đoàn BlueScope được chứng nhận ResponsibleSteel™.
Để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp cần đáp ứng bộ 12 tiêu chí khắt khe về ESG được thiết kế riêng cho ngành thép, giúp các doanh nghiệp trong ngành có một lộ trình chung, rõ ràng, theo tiêu chuẩn toàn cầu trong việc sản xuất thép bền vững. Nhà máy NS BlueScope Việt Nam tại Phú Mỹ đã đáp ứng hầu hết các tiêu chí khắt khe này – một điều không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
“Đây là một dấu mốc đáng tự hào trong hành trình phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn ESG của NS BlueScope, khẳng định chúng tôi không chỉ là doanh nghiệp dẫn đầu về công nghệ thép mạ mà còn là doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG tại Việt Nam,” ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam cho biết. “Thành quả này không thể có được nếu không có sự hỗ trợ và đồng hành của các đối tác trong thời gian qua, giúp chúng tôi có thêm động lực tiếp tục phát triển và cống hiến hơn nhằm tạo nên một cộng đồng kinh doanh cùng phát triển bền vững và lành mạnh,” ông Nhựt nhấn mạnh.
Trước đó, năm 2022, NS BlueScope Việt Nam cũng là nhà sản xuất thép mạ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Hội đồng công trình xanh Singapore (SGBC) cấp giấy chứng nhận “Nhãn xanh” cho các sản phẩm. Nhà máy tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng được nhận chứng chỉ LEED Gold. Việc đạt được chứng nhận ResponsibleSteel™ không chỉ giúp Công ty có được lộ trình cụ thể trong việc sản xuất thép bền vững mà còn là nguồn cảm hứng để các doanh nghiệp trong ngành, đối tác và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng cùng thực hành ESG theo các tiêu chuẩn ResponsibleSteel™, từ đó chia sẻ các giá trị ESG, xây dựng một cộng đồng thép bền vững.
Những điều thú vị giữa xây dựng công trình trong nước và quốc tế dùng tôn AM bốn lớp
Ông Đặng Thanh Hùng – Phó tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam, người đã đồng hành cùng sự ra mắt tôn AM bốn lớp tại Việt Nam chia sẻ những điều thú vị trong xây dựng công trình trong nước và quốc tế.
Ông Đặng Thanh Hùng – Phó tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).
Là tập đoàn đa quốc gia, BlueScope đã thực hiện nhiều công trình tại các nước. Vậy ông có thể chia sẻ sự khác biệt giữa công trình xây dựng ở Việt Nam và nước ngoài, đầu tiên là về yếu tố điều kiện tự nhiên?
– Người Việt Nam có một câu thành ngữ rất hay “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Câu thành ngữ này cũng có thể áp dụng cho xây dựng công trình. Bất cứ một công trình nào đều cần phải đảm bảo việc thích nghi với môi trường, khí hậu của địa phương đó.
Nếu so sánh với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có thể nói là một đất nước có khí hậu khá thú vị. Chỉ riêng dải đất hình chữ S dài vài nghìn km thôi mà chúng ta có đến bốn vùng khí hậu khác nhau. Nhưng đặc trưng nhất của Việt Nam có thể nói đến đường bờ biển dài và môi trường nhiệt đới gió mùa, nắng ẩm, mưa nhiều. Đây là môi trường rất dễ ăn mòn với các công trình, nhất là các công trình công nghiệp khi phải chịu tác động kép từ môi trường bên ngoài và bên trong do các hoạt động sản xuất.
Trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia có khí hậu tạo thành độ ăn mòn cao cho công trình – như quê hương của BlueScope là nước Úc – một quốc gia có cường độ ánh sáng trực tiếp cao và khắc nghiệt hơn chúng ta rất nhiều và tương đồng với Việt Nam ở đường bờ biển dài. Ở đó, nhiều công trình được chú trọng đầu tư đều sử dụng tôn AM bốn lớp để chống lại sự ăn mòn của môi trường.
Tôn AM bốn lớp được ông Hùng dự đoán sẽ là tương lai của công nghệ tôn mạ (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).
Bên cạnh điều kiện thiên nhiên khác nhau, đâu là khác biệt chính giữa công trình Việt Nam và công trình nước ngoài?
– Tôi muốn chia sẻ về những câu chuyện chúng tôi đã nghe, nhìn, thấy và được trải nghiệm trong thời gian hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Rất nhiều kiến trúc sư mảng dự án công nghiệp đã kể với chúng tôi về những câu chuyện dở khóc, dở cười khi chỉ định vật liệu cho chủ đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam.
Đó là chủ đầu tư thường không rõ vật liệu nào là tốt nhất cho dự án của mình, và dễ thay thế vật liệu được chỉ định bằng các vật liệu tương tự. Sản phẩm có thể có công năng như nhau nhưng chất lượng, độ bền theo thời gian sẽ không giống nhau. Việc thay thế vật liệu này phổ biến ở những dự án chú trọng đến chi phí đầu tư ban đầu mà không tính toán đến vòng đời dự án.
Nhưng với các công trình nước ngoài, việc thay thế vật liệu chỉ định này không phổ biến. Đó cũng là lý do mà tôn AM bốn lớp do chúng tôi giới thiệu tại thị trường Việt Nam mới đang ở bước đầu thâm nhập thị trường, trong khi ở thị trường nước ngoài, đây là vật liệu không xa lạ với các công trình cần khả năng chống ăn mòn cao.
Nhà máy ô tô Vinfast đã tiên phong ứng dụng tôn AM bốn lớp để chống chọi với sự ăn mòn từ môi trường ven biển (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).
Rất nhiều xu hướng công nghệ phổ biến đều được bắt nguồn từ các bước tiến ở các thị trường nước ngoài. Ví dụ như chúng ta hay nói đến công nghệ 4.0, phát triển bền vững, công trình xanh. Đây đều là những xu thế được manh nha tại nước ngoài và sau đó lan tỏa vào Việt Nam. Theo ông, điều gì sẽ lan tỏa và trở thành con sóng lớn trong thời gian tới?
– Để nhìn được con sóng lớn sẽ về đâu, theo tôi, chúng ta có thể nhìn tổng thể con sóng để dự đoán. Nếu như con sóng tôn mạ tại Việt Nam bắt đầu với tôn mạ một lớp, sau đó được thay thế bằng tôn hai lớp hay như cách người dân gọi là tôn lạnh, thì tôi tin rằng phần tiếp theo của con sóng này chắc chắn sẽ là một công nghệ mới hơn, ưu việt hơn, giúp khắc phục triệt để các nhược điểm dễ bị ăn mòn ở mép và các lỗ vít của tôn mạ hai lớp – đó là tôn AM bốn lớp.
Ở nước ngoài, con sóng tôn AM bốn lớp, đang dần trở nên phổ biến tại các công trình đẳng cấp. Chúng tôi tin rằng, con sóng này sẽ sớm lan rộng tại Việt Nam. Và đã có những dấu hiệu cho con sóng lớn này, đó là những cái tên tiên phong, đi đầu sử dụng loại tôn AM bốn lớp như nhà máy Vinfast, nhà máy SLP, nhà máy Mapletree…
NS BlueScope là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào thị trường Việt Nam dòng tôn mạ nhôm kẽm (AZ) hay còn gọi là tôn lạnh. Từ năm 2019, NS BlueScope một lần nữa ra mắt công nghệ mạ AM Activate ma trận 4 lớp. AM là một công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với công nghệ mạ AZ (chỉ 2 lớp) tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Đây là cách công trình đẳng cấp nước bạn duy trì vẻ đẹp và độ bền theo thời gian
Tôn AM bốn lớp là bí quyết mà các công trình đẳng cấp trong và ngoài nước sử dụng để duy trì độ bền và vẻ đẹp theo thời gian.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ xây dựng công trình tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, có rất nhiều công trình có vẻ ngoài “xuống cấp” dẫu chỉ mới hoạt động 3-5 năm. Nhưng với nhiều công trình nước ngoài, đây vẫn là giai đoạn đẹp như mới. Vậy đâu là bí quyết giúp các công trình này duy trì vẻ đẹp sau thời gian hoạt động trong những môi trường vô cùng khắc nghiệt.
Trung tâm Penguin Parade
Được khai trương vào năm 2019, Trung tâm tham quan chim cánh cụt diễu hành tại đảo Phillip (Úc) là điểm du lịch nổi tiếng với hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi tối để chiêm ngưỡng cảnh những chú chim cánh cụt lên bờ.
Ảnh trung tâm Penguin Parade.
Xây dựng trên diện tích 4.950m2, Trung tâm này có lối kiến trúc độc đáo, với các đường nét góc cạnh sắc nét, hiện đại tương phản với sự nguyên sơ, gồ ghề của eo biển Bass. Dù đã bước qua năm hoạt động thứ 7, Trung tâm vẫn giữ nguyên vẻ đẹp mới như ngày đầu khai trương dù nằm ở vị trí sát bờ biển.
Bí quyết lưu giữ vẻ đẹp của công trình nằm ở việc sử dụng vật liệu tôn AM bốn lớp – vật liệu được các kiến trúc sư chỉ định cho công trình với khả năng chống ăn mòn vượt trội, kể cả đó là môi trường sát biển.
Bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc
Hoàn thành vào năm 2015, đến nay đã qua 8 năm hoạt động, nhưng Bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc vẫn khiến khách tham quan trầm trồ trước vẻ đẹp ấn tượng, dù công trình đặt tại một vị trí được nhận định là “hóc búa” với các kiến trúc sư khi nằm ngay trong bến cảng Darling – môi trường sát biển rất dễ ăn mòn.
Sydney, Australia – May 22, 2017: View from the Australian National Maritime Museum, overlooking Pyrmont Bay. Features moored boats and modern high-rise buildings.
Công trình tạo mối liên kết hài hòa giữa khuôn viên bảo tàng và di tích những con tàu lịch sử của nhà trưng bày Warships Pavilion. “Độ khó” của công trình nằm ở việc thiết kế mái và vách phải mỏng đủ để tối đa hóa không gian sử dụng bên trong, trong khi vẫn phải đảm bảo việc đối phó với sự ăn mòn khắc nghiệt của môi trường biển bên ngoài.
Tôn AM bốn lớp đã được các kiến trúc sư của Bảo tàng sử dụng như một lời giải cho bài toán khó này.
Nhà máy Unilever tại thành phố Thái Thương, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc)
Nhà máy sản xuất kem lớn nhất thế giới của Unilever tại Thái Thương (Trung Quốc) bắt đầu được lên ý tưởng xây dựng từ năm 2020 – giai đoạn đại dịch Covid-19 đang bắt đầu lan rộng. Vượt qua các thách thức từ đại dịch, nhà máy vẫn được xây dựng và đưa vào hoạt động theo kế hoạch. Một trong các bài toán khó của nhà máy là giảm thiểu tiếng ồn từ hoạt động sản xuất cũng như đảm bảo công trình có khả năng chống chịu ăn mòn cao trong môi trường sản xuất thực phẩm, vốn có yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm với nhiều khu vực công năng khác nhau.
Sử dụng tôn AM bốn lớp cho mái và vách, nhà máy không chỉ đáp ứng những yêu cầu rất “thách thức” về mặt chất lượng công trình mà còn được biết đến là một biểu tượng giàu tính nghệ thuật với các đường nét thiết kế ấn tượng cùng màu sắc “ngọt ngào” độc đáo.
Ảnh Nhà máy sản xuất kem của Unilever tại Trung Quốc.
Tại Việt Nam, có thể điểm tên những công trình đang tiên phong sử dụng tôn AM bốn lớp như nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử trị giá 100 triệu đô la Mỹ của Goertek Vina tại Nghệ An, nhà máy SLP, nhà máy Vinfast… Nhiều chuyên gia trong nước đánh giá tôn AM bốn lớp sẽ trở thành vật liệu tương lai mới, dần thay thế sự phổ biến của tôn hai lớp hiện nay trên thị trường.
Tôn AM bốn lớp được các chuyên gia nhận định sẽ là vật liệu tương lai, thay thế tôn hai lớp hiện nay.
Có thể bạn chưa biết, NS BlueScope là cha đẻ và là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào thị trường Việt Nam “đứa con” tôn mạ nhôm kẽm (AZ) hay còn gọi là tôn lạnh. Từ năm 2019, NS BlueScope một lần nữa ra mắt đứa con thứ 2 – công nghệ mạ AM Activate ma trận 4 lớp. AM là một công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với công nghệ mạ AZ (chỉ 2 lớp) tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
NS BLUESCOPE VIỆT NAM: ‘CSR LÀ PHẦN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHÚNG TÔI’
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đã không phải là điều gì xa lạ với doanh nghiệp thép mạ đến từ Úc đã có hơn 2 thập kỷ gắn bó với thị trường Việt Nam – NS BlueScope. CSR được xem như hoạt động không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân viên của NS BlueScope Việt Nam trồng cây xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: NS BlueScope Việt Nam
CSR là một trong những hoạt động thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty.
“Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực thép nhưng chuỗi giá trị của BlueScope lại trải dài từ người tiêu cùng cuối cùng, nhà thầu xây dựng, tư vấn thiết kế…cho đến các nhà cung cấp. Chính vì vậy, chúng tôi luôn cho rằng để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, thì toàn bộ chuỗi giá trị ấy cũng cần phải phát triển bền vững” – chia sẻ từ ông Đặng Thanh Hùng, Phó tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam.
Ngay từ những ngày đầu hoạt động tại Việt Nam, NS BlueScope đã coi các hoạt động CSR là một phần không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của mình. Các hoạt động CSR của công ty bao trùm mọi khía cạnh, từ các hoạt động đóng góp cho cộng đồng, môi trường xanh, an toàn đến hỗ trợ đối tác nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, cũng như tổ chức một môi trường làm việc an toàn và hạnh phúc cho nhân viên.
Các hoạt động CSR điển hình mà NS Bluescope Việt Nam thực hiện trong lĩnh vực đóng góp cho cộng đồng.
Các hoạt động CSR đóng góp cho cộng đồng của BlueScope được triển khai theo cả chiều dài hạn – tức là các chương trình dài hơi, như một hoạt động thường niên mang thương hiệu NS BlueScope Việt Nam và cả những hoạt động trong ngắn hạn, phù hợp theo tình hình xã hội từng giai đoạn.
Trước khi ra đời Hội nghị biến đổi khí hậu COP26, BlueScope đã xây dựng lộ trình ngắn hạn từ năm 2018 đến 2030 nhằm cắt giảm 30% khí thải carbon trên một đơn vị sản phẩm. Và khi COP26 ra đời vào năm 2021, công ty đã xây dựng chiến lược về chống biến đổi khí hậu với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Năm 2022, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, BlueScope đã cùng 13 đối tác trồng hơn 3.000 cây xanh để khôi phục những mảng rừng còn trống tại rừng ngập mặn Cần Giờ.
Trong giai đoạn cao điểm của địa dịch Covid-19, với mong muốn chung tay cùng người dân và các đối tác vượt qua đại dịch, BlueScope đã thực hiện hàng loạt những chương trình ý nghĩa từ cộng đồng doanh nghiệp, nhà thầu đến người dân. Được cộng đồng biết đến nhiều nhất có lẽ là chương trình “F0 không cô đơn” – cộng đồng trực tuyến đầu tiên với sự tham gia đóng góp của rất nhiều bác sỹ, nghệ sỹ, người nổi tiếng nhằm mang lại “liều thuốc tinh thần” cho hơn 65,000 thành viên là các F0, từ những chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến, các chương trình ca nhạc trực tuyến, tư vấn từ huấn luyện viên yoga… và tặng 1.500 túi thuốc cho các F0 tại những vùng bị cách ly và phong tỏa.
NS BlueScope Việt Nam thực hiện chương trình Những Mảnh Ghép Yêu Thương. Ảnh: NS BlueScope Việt Nam
Bên cạnh đó, “Là công ty hoạt động trong ngành xây dựng, chúng tôi luôn mong mỏi làm sao để tất cả người dân Việt Nam đều có một mái ấm vững chãi để “trở về”, chính vì vậy mà mặc dù trong những giai đoạn khó khăn nhất chúng tôi và các đại lý, thợ thầu của mình vẫn luôn cam kết duy trì chương trình “Mảnh ghép yêu thương” trong 6 năm liên tiếp, với hàng trăm căn nhà được trao tặng cho các hộ gia đình nghèo, gặp nhiều khó khăn của 24 tỉnh, thành trên cả nước.” – Ông Hùng chia sẻ.
Trước những tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng vẫn không ngừng diễn ra, trong suốt liên tục nhiều năm, BlueScope cũng là công ty tiên phong trong ngành hàng đã xây dựng một cộng đồng cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý an toàn để hướng đến một tương lai của một môi trường không tai nạn lao động với rất nhiều khóa đào tạo, hội thảo rộng khắp cả nước.
Hoạt động CSR không chỉ gói gọn trong các hoạt động thiện nguyện hoặc liên quan đến cộng đồng mà còn gắn với những hoạt động về bảo vệ môi trường, sản xuất xanh.
Hiện nay, bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững là bộ tiêu chí quan trọng, được người tiêu dùng và các thị trường phát triển vô cùng quan tâm. Việc phát triển bền vững không chỉ là thách thức với doanh nghiệp khi phải tuân thủ các bộ tiêu chuẩn cao hơn, mà còn là cơ hội để chuẩn bị cho việc thâm nhập thị trường và đồng thời cũng là xu thế bắt buộc với các doanh nghiệp có tham vọng “vươn ra biển lớn”. Và đây cũng là hướng đi mà NS BlueScope Việt Nam đang thực hiện tại Việt Nam.
Công ty với hơn 165 năm từ Úc này là nhà sản xuất thép ma duy nhất tại Việt Nam sở hữu CN công nghệ mạ ma trận bốn lớp Activate™ giúp bảo vệ thép nền trước mọi điều kiện môi trường khắc nghiệt, nâng cao tuổi thọ công trình, giúp gia tăng hiệu suất đầu tư. Công ty này cũng đã phát triển công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời Thermatech® có khả năng làm giảm nhiệt độ bề mặt lên đến 6 độ C, giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng tiêu thụ của công trình.
Bên cạnh đó, trên con đường tiên phong của mình, BlueScope là nhà cung cấp thép mạ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Hội đồng công trình xanh Singapore (SGBC) cấp giấy chứng nhận “Nhãn xanh” cho các sản phẩm chủ lực của mình. Công ty còn ký kết với các đối tác chiến lược để cùng phát triển các giải pháp kiến trúc cân bằng năng lượng trọn gói từ khâu thiết kế, tư vấn cho đến thi công, góp phần đưa ngành kiến trúc Việt Nam tiếp cận xu hướng cân bằng năng lượng trên thế giới.
“Tại NS BlueScope Việt Nam, các hoạt động CSR không chỉ là cam kết mà còn là một phần không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, với vai trò là người tiên phong trong các hoạt động về cộng đồng và môi trường, chúng tôi có thề thay đổi ý thức và hành vi của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành công nghiệp, từ đó tạo nên một cộng đồng kinh doanh cùng phát triển bền vững và lành mạnh, một xã hội tốt đẹp hơn” – ông Hùng chia sẻ.
NS BLUESCOPE LYSAGHT MỞ RỘNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NHÀ THÉP THÔNG MINH TỪ ÚC – LYSAGHT ® SMARTHOME™ CHO THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM – Ngày 06 tháng 09 năm 2022 – NS BlueScope Lysaght Việt Nam – Chuyên gia cung cấp các giải pháp thép ưu việt hàng đầu thế giới với hơn 165 năm kinh nghiệm, đã ký kết hợp tác chiến lược với 13 nhà phân phối với mục tiêu cung cấp cho thị trường trong nước giải pháp LYSAGHT ® SMARTHOME™ – NHÀ THÉP THÔNG MINH TỪ ÚC. Theo đó, NS BlueScope Lysaght sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà phân phối để triển khai giải pháp nhà thép thông minh trong xây dựng dân dụng, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của chủ đầu tư.
Giải pháp LYSAGHT ® SMARTHOME™ đã được giới thiệu tại thị trường Việt Nam từ năm 2021, mở ra một xu hướng hoàn toàn mới trong việc sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng dân dụng, nhằm giúp chủ đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế, thi công, bảo trì công trình thường gặp phải khi sử dụng nhà thép và nhà bê tông cốt thép truyền thống. Sau một năm giới thiệu, giải pháp được chủ đầu tư, kiến trúc sư và các nhà thầu đánh giá cao về cả chất lượng, tính thẩm mỹ và tiến độ thi công.
NS BlueScope Lysaght Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược với các nhà phân phối triển khai giải pháp nhà thép thông minh trong xây dựng dân dụng
“Trong xây dựng dân dụng hiện nay, nhà bê tông cốt thép truyền thống vẫn là mô mình phổ biến nhưng tồn tại nhiều nhược điểm như: kết cấu nặng nề, thời gian thi công kéo dài, giá thành cao, khó quản lý chất lượng đồng nhất và khả năng tái sử dụng thấp… Nhà thép truyền thống với công nghệ cũ tuy có thời gian thi công nhanh hơn nhưng lại khó kiểm soát chất lượng mối hàn, nguy cơ gỉ sét từ các mối hàn cao, khó thi công hệ thống điện nước âm tường, phải sử dụng hóa chất để xử lý bề mặt và gần như chỉ được làm theo kinh nghiệm mà không có thiết kế, tính toán kỹ thuật,” ông Hồ Thịnh – Giám Đốc Kỹ Thuật, NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho biết.
“Nhưng sự xuất hiện của giải pháp LYSAGHT® SMARTHOME™ đã thực sự gây ấn tượng mạnh với chúng tôi, vì giải pháp này có thể giải quyết tất cả các bài toán khó nói trên. Chúng tôi hi vọng hợp tác chiến lược lần này sẽ tạo đà để đưa giải pháp đến với nhiều gia đình, đem lại một cái nhìn hoàn toàn mới về nhà thép trong xây dựng dân dụng,” ông Tô Hoàng Minh, Giám Đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng ACD nhấn mạnh.
Tham quan nhà mẫu Lysaght® Smarthome™ tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Với LYSAGHT® SMARTHOME™, mọi chi tiết của ngôi nhà đều được thiết kế tỉ mỉ: kết cấu thanh mảnh giúp tối ưu hóa không gian sử dụng; bề mặt và các chi tiết liên kết của khung thép được hoàn thiện đồng bộ và sắc nét, không để lại vết cháy xém hay gồ ghề ở các mối hàn; hệ thống điện nước được thiết kế tinh tế, âm bên trong hệ khung, đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả công trình. Đồng thời quy trình thiết kế ứng dụng phần mềm ENDUROCADD® chuyên dụng dành riêng cho thiết kế nhà thép, do NS BlueScope Lysaght phát triển và được Cục Quy chuẩn Xây dựng Úc chứng nhận. Ứng dụng tích hợp cả ba quy trình thiết kế, triển khai chi tiết và tính toán khối lượng, đảm bảo tính chính xác cao, tránh phát sinh chi phí trong toàn bộ quy trình. Sau khi bản vẽ thiết kế được duyệt, phần mềm thông minh liên kết với thiết bị ở nhà máy để sản xuất hoàn toàn tự động, giúp hạn chế lãng phí vật liệu và tối ưu chi phí sản xuất. Việc lắp đặt được thực hiện chính xác và an toàn, đơn giản bằng vít.
Ông Hồ Thịnh – Giám Đốc Kỹ thuật trình bày về kỹ thuật liên quan đến Lysaght® Smarthome™
Khung thép của LYSAGHT® SMARTHOME™ sử dụng vật liệu thép cao cấp ứng dụng công nghệ ACTIVATE™ duy nhất tại thị trường Việt Nam với 4 lớp bảo vệ chống ăn mòn vượt trội trong mọi môi trường. Ngoài ra, đây cũng là vật liệu thân thiện với môi trường, 100% chống mối mọt và không cháy. Đặc biệt, giải pháp LYSAGHT® SMARTHOME™ có thể giảm đến 50% thời gian lắp dựng so với nhà bê tông cốt thép truyền thống.
Ông Trương Tấn Lộc – Giám Đốc Kinh Doanh miền Nam, NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho biết: “Giải pháp LYSAGHT® SMARTHOME™ không chỉ có ưu thế là chất lượng Úc hàng đầu mà còn có thiết kế ấn tượng và sự toàn diện về công năng sử dụng. Chính vì vậy, chúng tôi hợp tác với các nhà phân phối chiến lược tại Việt Nam với mong muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh, góp phần mang sản phẩm chất lượng cao này đến nhiều hơn gia đình Việt Nam và đáp ứng nhu cầu của những gia đình đang tìm kiếm sự lý tưởng đi kèm hiệu quả đầu tư.”
Ông Trương Tấn Lộc – Giám Đốc Kinh Doanh miền Nam giới thiệu khái quát về giảipháp Lysaght® Smarthome™