Lysaght

Những điều thú vị giữa xây dựng công trình trong nước và quốc tế dùng tôn AM bốn lớp

Ngày 08 tháng 01 năm 2024

Ông Đặng Thanh Hùng – Phó tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam, người đã đồng hành cùng sự ra mắt tôn AM bốn lớp tại Việt Nam chia sẻ những điều thú vị trong xây dựng công trình trong nước và quốc tế.

Ông Đặng Thanh Hùng – Phó tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Là tập đoàn đa quốc gia, BlueScope đã thực hiện nhiều công trình tại các nước. Vậy ông có thể chia sẻ sự khác biệt giữa công trình xây dựng ở Việt Nam và nước ngoài, đầu tiên là về yếu tố điều kiện tự nhiên?

– Người Việt Nam có một câu thành ngữ rất hay “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Câu thành ngữ này cũng có thể áp dụng cho xây dựng công trình. Bất cứ một công trình nào đều cần phải đảm bảo việc thích nghi với môi trường, khí hậu của địa phương đó.

Nếu so sánh với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có thể nói là một đất nước có khí hậu khá thú vị. Chỉ riêng dải đất hình chữ S dài vài nghìn km thôi mà chúng ta có đến bốn vùng khí hậu khác nhau. Nhưng đặc trưng nhất của Việt Nam có thể nói đến đường bờ biển dài và môi trường nhiệt đới gió mùa, nắng ẩm, mưa nhiều. Đây là môi trường rất dễ ăn mòn với các công trình, nhất là các công trình công nghiệp khi phải chịu tác động kép từ môi trường bên ngoài và bên trong do các hoạt động sản xuất.

Trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia có khí hậu tạo thành độ ăn mòn cao cho công trình – như quê hương của BlueScope là nước Úc – một quốc gia có cường độ ánh sáng trực tiếp cao và khắc nghiệt hơn chúng ta rất nhiều và tương đồng với Việt Nam ở đường bờ biển dài. Ở đó, nhiều công trình được chú trọng đầu tư đều sử dụng tôn AM bốn lớp để chống lại sự ăn mòn của môi trường.

Tôn AM bốn lớp được ông Hùng dự đoán sẽ là tương lai của công nghệ tôn mạ (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Bên cạnh điều kiện thiên nhiên khác nhau, đâu là khác biệt chính giữa công trình Việt Nam và công trình nước ngoài?

– Tôi muốn chia sẻ về những câu chuyện chúng tôi đã nghe, nhìn, thấy và được trải nghiệm trong thời gian hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Rất nhiều kiến trúc sư mảng dự án công nghiệp đã kể với chúng tôi về những câu chuyện dở khóc, dở cười khi chỉ định vật liệu cho chủ đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Đó là chủ đầu tư thường không rõ vật liệu nào là tốt nhất cho dự án của mình, và dễ thay thế vật liệu được chỉ định bằng các vật liệu tương tự. Sản phẩm có thể có công năng như nhau nhưng chất lượng, độ bền theo thời gian sẽ không giống nhau. Việc thay thế vật liệu này phổ biến ở những dự án chú trọng đến chi phí đầu tư ban đầu mà không tính toán đến vòng đời dự án.

Nhưng với các công trình nước ngoài, việc thay thế vật liệu chỉ định này không phổ biến. Đó cũng là lý do mà tôn AM bốn lớp do chúng tôi giới thiệu tại thị trường Việt Nam mới đang ở bước đầu thâm nhập thị trường, trong khi ở thị trường nước ngoài, đây là vật liệu không xa lạ với các công trình cần khả năng chống ăn mòn cao.

Nhà máy ô tô Vinfast đã tiên phong ứng dụng tôn AM bốn lớp để chống chọi với sự ăn mòn từ môi trường ven biển (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Rất nhiều xu hướng công nghệ phổ biến đều được bắt nguồn từ các bước tiến ở các thị trường nước ngoài. Ví dụ như chúng ta hay nói đến công nghệ 4.0, phát triển bền vững, công trình xanh. Đây đều là những xu thế được manh nha tại nước ngoài và sau đó lan tỏa vào Việt Nam. Theo ông, điều gì sẽ lan tỏa và trở thành con sóng lớn trong thời gian tới?

– Để nhìn được con sóng lớn sẽ về đâu, theo tôi, chúng ta có thể nhìn tổng thể con sóng để dự đoán. Nếu như con sóng tôn mạ tại Việt Nam bắt đầu với tôn mạ một lớp, sau đó được thay thế bằng tôn hai lớp hay như cách người dân gọi là tôn lạnh, thì tôi tin rằng phần tiếp theo của con sóng này chắc chắn sẽ là một công nghệ mới hơn, ưu việt hơn, giúp khắc phục triệt để các nhược điểm dễ bị ăn mòn ở mép và các lỗ vít của tôn mạ hai lớp – đó là tôn AM bốn lớp.

Ở nước ngoài, con sóng tôn AM bốn lớp, đang dần trở nên phổ biến tại các công trình đẳng cấp. Chúng tôi tin rằng, con sóng này sẽ sớm lan rộng tại Việt Nam. Và đã có những dấu hiệu cho con sóng lớn này, đó là những cái tên tiên phong, đi đầu sử dụng loại tôn AM bốn lớp như nhà máy Vinfast, nhà máy SLP, nhà máy Mapletree…

NS BlueScope là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào thị trường Việt Nam dòng tôn mạ nhôm kẽm (AZ) hay còn gọi là tôn lạnh. Từ năm 2019, NS BlueScope một lần nữa ra mắt công nghệ mạ AM Activate ma trận 4 lớp. AM là một công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với công nghệ mạ AZ (chỉ 2 lớp) tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

 

MENU